Kinh nghiệm sửa chữa nhà cũ thành nhà mới hiệu quả bạn cần biết

Không gian sống ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống về thể chất cũng như tinh thần của mọi người. Việc tân trang lại không gian của căn nhà được rộng rãi, thoáng mát là niềm mơ ước của nhiều hộ gia đình ngày nay. Nhưng các vấn đề phát sinh như chi phí; thời gian thi công, sửa chữa đang là vấn đề khiến nhiều người lo ngại.

Vậy hãy cùng Charming Home tìm hiểu những kinh nghiệm sửa nhà cũ thành nhà mới qua bài viết dưới đây.

>>> Xem một số công trình đã làm:

Kinh nghiệm sửa chữa nhà cũ thành nhà mới hiệu quả bạn cần biết

Nội dung

Khi nào cần sửa nhà cũ?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho căn nhà của bạn có thể được sửa chữa, cải tạo thay vì xây dựng lại. Sau đây là một trong các nguyên nhân để sửa chữa lại ngôi nhà của bạn:

  • Nền móng của nhà yếu đi, nhà dần xuống cấp và tồi tàn. Nếu nhà của bạn đang gặp phải tình trạng như vậy, thì lựa chọn tu sửa là phù hợp nhất.
  • Nhu cầu của gia đình muốn có không gian rộng rãi, thông thoáng hơn để sinh hoạt, nghỉ ngơi hoặc khi nhà có thêm thành viên mới.
  • Nếu bạn không muốn bỏ đi móng, dầm, sàn hay mái nhà thì nên sửa chửa để tái sử dụng.
  • Muốn thay đổi không gian và diện mạo cho ngôi nhà.

Kinh nghiệm sửa chữa nhà cũ thành nhà mới hiệu quả bạn cần biết (2)

Kinh nghiệm sửa nhà cũ thành nhà mới

Tùy thuộc vào từng thiết kế mà chi phí sửa chữa sẽ khác nhau. Để ngôi nhà của bạn được tân trang lại hoàn thiện, bạn cần tham khảo kỹ các thiết kế cũng như chi phí phù hợp nhất với nhà của bạn.

#1. Đối với nhà cũ ở mặt đất

1. Nền móng của nhà

Bạn cần quan tâm đến nền móng cũng như diện tích của căn nhà. Nếu kết cấu của nhà vẫn chắc chắn và không bị xuống cấp thì bạn chỉ cần lấy các cột nhà làm điểm mốc trong quá trình cải tạo.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thành nhà mới

2. Chú ý các vị trí thi công

Nếu thay đổi vị trí cửa ra vào hoặc cửa sổ thì bạn cần chú ý đến các vị trí khi tiến hành thi công, tránh dây điện và các hệ thống ống dẫn nước. Ngoài ra, bạn cần đổ đà chịu lực và xây thêm các ô gió, cửa sổ mái để không gian được thoáng và mát mẻ hơn.

Kinh nghiệm sửa chữa nhà cũ thành nhà mới hiệu quả bạn cần biết (2)

3. Quá trình sơn tường

Cạo các lớp sơn cũ đi rồi thực hiện các công đoạn như chà nhám, trét bê, sơn nhà đối với những căn nhà có lớp sơn bị bong tróc.

>>> Xem thêm: Giải Pháp Cải Tạo Nhà Cũ 

4. Thiết kế gác lửng

Bạn có thể thiết kế gác lửng cho căn nhà để tăng diện tích sinh hoạt, cũng như tiết kiệm nhiều không gian mà vẫn đảm bảo sự riêng tư cho gia chủ.

Để thiết kế gác lửng, bạn nên nhờ các chuyên gia tư vấn để thi công và xem xét rằng thiết kế của nhà cũ có phù hợp, cũng như nền móng có chắc chắn để xây gác hay không. Nếu nền không đủ chắc, bạn cần tìm hiểu để làm thêm vài cột chịu lực nhằm tăng độ chắc chắn cho nhà.

Kinh nghiệm sửa chữa nhà cũ thành nhà mới hiệu quả bạn cần biết (2)

5. Vị trí địa lý, thời tiết

Khi muốn cải tạo nhà, bạn cũng nên chú ý đến vấn đề thời tiết và địa lý tại khu vực đó như thế nào. Nếu vị trí nhà bạn hay bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thiên nhiên thì nên xây thêm cột nhà, xà để chắc chắn và bảo vệ cho căn nhà.

6. Xây giếng trời

Ngoài ra, bạn có thể thiết kế thêm cho căn nhà những nội thất bên trong như tấm kính trắng trên mái khu giếng trời để căn phòng đón ánh nắng tự nhiên, tạo không gian sáng sủa và thoáng mát.

Kinh nghiệm sửa chữa nhà cũ thành nhà mới hiệu quả bạn cần biết (2)

#2. Đối với nhà cũ có gác lửng

1. Nguyên vật liệu

Điều quan trọng trong việc cải tạo nhà là bạn cần chuẩn bị nguyên vật liệu khi chuẩn bị thi công. Có nhiều chất liệu cho bạn sử dụng như xi măng, bê tông cốt thép… Lựa chọn nguyên vật liệu sao cho phù hợp với kinh phí và nhu cầu sử dụng của mỗi người. Bạn có thể sử dụng bê tông cốt thép vì độ bền cao và tính ổn định nhất. Nhưng trước khi tiến hành, bạn nên xin ý kiến của các chuyên gia để có được hiệu quả cao nhất.

2. Thiết kế cầu thang

Thiết kế cầu thang phù hợp với không gian nhà, nên lựa chọn những cầu thang nhỏ và có các bậc hở để tạo nên sự nhẹ nhàng và thanh thoát cho căn nhà. Bạn cũng có thể sử dụng cầu thang để tạo ra sự phân cách khu vực bếp và phòng khách. Ngoài ra, một số bậc cầu thang còn được thiết kế làm tủ đồ, tủ sách nhằm tiết kiệm không gian và đem đến vẻ hiện đại cho căn nhà.

Kinh nghiệm sửa chữa nhà cũ thành nhà mới hiệu quả bạn cần biết (2)

3. Ánh sáng trên gác

Diện tích của gác lửng đa phần sẽ không quá lớn, vì vậy bạn cần chú ý đến ánh sáng trên gác. Nên thiết kế thêm cửa sổ nhỏ để đón ánh nắng tự nhiên, đón gió và thông thoáng. Nếu gác không thể xây cửa sổ thì hãy chọn hệ thống ánh sáng phù hợp, vừa đủ cho việc sinh hoạt.

4. Nhiệt độ

Nhiệt độ trên gác sẽ khác với nhiệt độ dưới căn nhà, vì gác lửng vốn nằm sát với mái nhà cho nên nhiệt độ sẽ nóng hơn. Do đó bạn nên lắp đặt quạt thông gió, điều hoà, hoặc đóng la-phông cách nhiệt, dùng chất liệu mái nhà để nhiệt độ trên gác được mát mẻ hơn.

Kinh nghiệm sửa chữa nhà cũ thành nhà mới hiệu quả bạn cần biết (2)

5. Màu sơn tường hài hoà

Lựa chọn màu sơn là điều quan trọng không nên bỏ qua. Các chuyên gia khuyên rằng để căn nhà trông rộng rãi và sáng sủa hơn thì nên lựa chọn các màu như kem, pastel, trắng… Tránh sử dụng các màu có tone quá nóng vì sẽ dễ gây cho phòng cảm giác bí bách, nóng nực.

6. Lựa chọn nội thất phù hợp

Khi lựa chọn nội thất, cần lựa chọn những đồ có kích thước phù hợp với không gian trên gác. Tránh việc mua đồ có kích thước quá lớn làm mất cân đối cho không gian. Đa phần diện tích trên gác sẽ khá nhỏ nên bạn chỉ cần chọn một chiếc giường ngủ và một chiếc bàn xếp nhỏ là vừa đủ.

Trên đây là những kinh nghiệm sửa nhà cũ thành nhà mới mà Charming Home muốn chia sẻ cùng bạn. Hi vọng những kinh nghiệm sửa nhà cũ trên sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình tu sửa ngôi nhà của mình.

_____________________________

CT CP KIẾN TRÚC NỘI THẤT CHARMING HOME

FB: fb.com/charminghome.com.vn/ 
Mail: admin@charminghome.com.vn
Tư Vấn Thi Công: 09.7794.5464
Hotline: 09.8338.4444